Return On Equity (ROE)

Return On Equity (ROE)

Bài viết Return On Equity (ROE) sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ về Chỉ số ROE là gì, Cách tính chỉ số ROE, Ý nghĩa của chỉ số ROE, Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt, Cách áp dụng và minh họa về chỉ số ROE, Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và các chỉ số tài chính khác và Những lưu ý khác về hệ số ROE.

Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn cũng được. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ này(6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).

Có thể hiểu: Bạn bỏ tiền của chính mình ra (không vay mượn) để mở quán cà phê, trong 12 tháng có một số tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra. Cụm từ “một vốn, bốn lời” thì ROE = 4 / 1 = 4 hay 400%, đơn vị tính ROE là %

Cách tính chỉ số ROE

Công thức:

ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.

Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X dựa vào bảng cân đối kế toán cuối .kỳ này:

Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 10.000.000đ

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ

ROE = 10.000.000/100.000.000 = 0,1 hay 10%

Điều này có nghĩa là 0,1 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Doanh nghiệp thường dùng chỉ số này để so sánh mức sinh lời từng quý của một doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :

ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.

ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng  ROE trong tương lai hay không.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Tóm lại,

ROE = hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt

Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì  chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.

Đây là tiêu chí rất quan trọng để Buffett lựa chọn công ty, ông muốn công ty có ROE >= 15%.

Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil thì ROE của doanh nghiệp cũng phải tối thiểu 15%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo cá nhân người viết, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng nó có vị trí trên thương trường.

Vậy: ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên bạn không nên nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách vô hồn, mà còn nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:

ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính

Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định. (Cụ thể ở phần 6)

Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả  hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.

Kết luận:

ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Cách áp dụng và minh họa về chỉ số ROE

 

Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và các chỉ số tài chính khác

Những lưu ý khác về hệ số ROE

Tổng kết

ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROE càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

Doanh nghiệp tốt: ROE >=15%, xu hướng tăng, duy trì ít nhất 3 năm

Chỉ số ROE có mối quan hệ chặt chẽ với ROA thông qua nợ.

ROE = lợi nhuận biên * vòng quay tài sản * đòn bẩy tài chính

Phải biết linh hoạt sử dụng ROE.

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3i_nhu%E1%BA%ADn_tr%C3%AAn_v%E1%BB%91n

https://govalue.vn/chi-so-roe/

ROE là gì? Cách tính ROE? Bài về ROE CHI TIẾT nhất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *